Xăm môi kiêng gì? Cần chú ý những gì sau khi phun xăm?
Th 2 11/12/2023
14 phút đọc
Nội dung bài
viết
Chăm sóc môi sau phun xăm, chị em cần kiêng ăn một số thực phẩm và hoạt động nhất định cũng như thực hiện vệ sinh môi đúng cách . Vậy cụ thể xăm môi kiêng gì? Cần chú ý những gì sau khi phun xăm? Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có thêm kinh nghiệm hữu ích để môi sau xăm nhanh phục hồi.
Tại sao xăm môi cần kiêng cữ đúng cách?
Xăm môi là phương pháp làm đẹp truyền thống giúp chị em cải thiện được sắc tố môi, tạo hiệu ứng môi đầy đặn và căng mọng hơn. Kỹ thuật xăm môi sử dụng đầu kim có chứa mực phun để đưa chất tạo màu vào sâu bên trong lớp thượng bì.
Vậy tại sao xăm môi cần phải kiêng cữ? Khi đầu kim tác động vào lớp biểu bì, gây ra những tổn thương cho môi, khiến môi trở nên nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy, nổi mụn mước hay phồng rộp. Việc thực hiện kiêng cữ sau xăm môi sẽ giúp môi nhanh hồi phục, lên màu tốt, môi căng mọng, mịn màng tránh các biến chứng xấu.
Xăm môi kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống và nguồn thực phẩm được dung nạp vào cơ thể có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến quá trình lành thương của môi sau phun xăm. Vậy xăm môi kiêng gì?
Các loại hải sản
Hải sản là thực phẩm “đại kỵ” khi xăm môi, đặc biệt là tôm, cua, cá biển cần tránh xa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiêng ăn ốc, nghêu, sò vì chúng chứa nhiều ký sinh trùng có thể gây hại cho quá trình phục hồi của môi.
Hải sản có khả năng kích thích sự gia tăng của collagen trong cơ thể dẫn đến vết thương trên môi lên sẹo lồi hoặc sưng tấy. Một số trường hợp hải sản cũng khiến môi sau xăm ngứa ngáy, khó chịu.
Đồ nếp
Sau khi xăm môi, bạn cần kiêng tuyệt đối đồ nếp, bao gồm cơm nếp, xôi nếp, chè nếp, bánh chưng,… Nguyên nhân là bởi đồ nếp có tính ôn nên dễ tạo ra tình trạng nóng trong khiến vết thương dễ sưng viêm hoặc mưng mủ. Ngoài ra, đồ nếp cũng là lý do chính khiến lượng collagen tăng mạnh gây sẹo lồi cực kỳ mất thẩm mỹ.
Rau muống
Theo đông y, rau muống có tác dụng giải độc, tính mát và kích thích sự tăng trưởng của da non. Từ đó đẩy nhanh quá trình sản sinh collagen quá mức dẫn đến hình thành sẹo lồi cho các vết thương hở.
Ngoài ra, một lượng lớn chất folate có trong rau muống gây ảnh hưởng đến chất lượng màu môi sau xăm. Do đó, bạn cần kiêng ăn rau muống ít nhất là sau 4 tuần cho đến khi môi đã lành hoàn toàn.
Thịt gà, thịt bò
Tương tự như rau muống, thịt gà và thịt bò cũng tác động tới phần da bị tổn thương đồng thời đẩy lớp da non lên nhanh khiến chúng trở nên sần sùi, xấu xí. Bên cạnh đó, thịt gà và thịt bò cũng khiến cho vết thương trên môi trở nên khó chịu, đau nhức kéo dài.
Mít, sầu riêng, chôm chôm
Đây là những loại trái cây có hàm lượng đường cao, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào những vết thương hở. Lúc này, vùng da môi chưa lành có thể bị nhiễm trùng, sưng đau kéo dài.
Nếu như bạn lỡ ăn mít, sầu riêng hay chôm chôm khi xăm môi thì đừng quá lo lắng vì ăn liều lượng nhỏ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến môi. Lúc này, bạn hãy tạm gác lại sở thích của mình và bổ sung vitamin bằng các loại trái cây khác nhé.
Vải
Vải là trái cây có tính nóng, dễ tăng nhiệt khiến cơ thể gặp tình trạng nóng trong. Khi đó, vết thương hở xăm môi sẽ nổi mụn, sưng tấy hoặc ngứa ngáy khó chịu.
Ngoài ra, vải cũng là trái cây có hàm lượng đường cao. Khi lượng glucose vượt mức giới hạn sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng chống viêm của cơ thể, ức chế quá trình di chuyển của máu khiến môi kéo dài thời gian phục hồi.
Xem thêm: Cách vệ sinh răng miệng sau phun môi
Đồ uống cần kiêng khi xăm môi
Không chỉ cần chú ý đến chế độ ăn mà chế độ uống cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng môi sau xăm. Một số loại đồ uống bạn cần kiêng khem gồm:
Nước ngọt có gas
Thành phần chính của các loại nước có gas chủ yếu là Carbon Dioxide, caffeine, soda đều không tốt cho quá trình lành thương của môi. Đặc biệt, một số loại nước ngọt chứa thêm axit, chất bảo quản khiến màu môi loang lổ mất thẩm mỹ.
Chính vì vậy, sau xăm môi bạn cần kiêng nước ngọt tối thiểu là 14 ngày khi môi đã bong tróc vảy. Ngoài ra, khi uống nên sử dụng ống hút và uống với liều lượng vừa đủ thôi nhé.
Rượu, bia
Nồng độ cồn trong rượu bia khi đưa vào cơ thể sẽ làm chậm quá trình lưu thông của máu, khiến quá trình phục hồi vết thương diễn ra lâu hơn. Bên cạnh đó, nồng độ cồn còn khiến cho màu môi sau xăm không đều và nhanh phai màu.
Uống quá nhiều rượu bia không chỉ có hại cho gan, thận mà còn gây mất nước dẫn đến môi khô căng, nứt nẻ, bong tróc.
Nước trà
Trong nước trà chứa một lượng lớn cafein làm quá trình lưu thông của máu bị gián đoạn. Lúc này, vùng da môi bị tổn thương sẽ khó hấp thụ dưỡng chất dẫn đến giảm sắc tố môi, môi lên màu nhợt nhạt, thiếu sức sống.
Phun xăm môi cần phải kiêng bao lâu?
Thông thường, phun xăm môi cần phải kiêng khem cẩn thận từ 15 ngày sau khi thực hiện thẩm mỹ. Tốt hơn hết bạn nên kiêng trong vòng 1 tháng khi môi đã hoàn toàn ổn định màu.
Thời gian kiêng cữ sau phun xăm môi sẽ tùy thuộc phần lớn vào cơ địa của mỗi người, kỹ thuật phun xăm cùng tay nghề bác sĩ. Bạn có thể ăn, uống những thực phẩm trên nếu như môi đã hoàn thành xong quá trình bong tróc và màu môi đã bắt đầu lên rõ rệt.
Ngoài ăn uống, xăm môi còn cần kiêng những gì?
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học thì cách thức vệ sinh, chăm sóc môi cũng là yếu tố quyết định đến thời gian lành thương và lên màu của môi.
Kiêng nước
Sau khi xăm môi, bạn cần tuyệt đối kiêng tiếp xúc với nước bởi nước khiến vết thương khó bong vảy và làm trôi đi màu mực phun. Ngoài ra, nước cũng là chất dẫn của nhiều vi khuẩn gây hại khiến vùng da bị tổn thương nhiễm trùng, nổi mụn hay mưng mủ.
Xem thêm: Phun môi kiêng nước bao lâu
Kiêng trang điểm
Bên cạnh nước thì mỹ phẩm cũng là “kẻ thù” số 1 khiến môi sau xăm gặp phải những biến chứng nguy hiểm như đau nhức kéo dài, nhiễm khuẩn, sưng tấy,… Các chất hóa học trong mỹ phẩm khiến phần da nhạy cảm bị kích ứng và khó có thể phục hồi như bình thường.
Kiêng vận động
Sau xăm môi, bạn nên kiêng vận động từ 2-3 tuần để hạn chế cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Mồ hôi cũng tương tự như nước là yếu tố có thể khiến môi dễ phai màu. Bên cạnh đó, các hoạt động xông hơi, tập thể dụng với cường độ cao gián tiếp khiến môi căng cứng, bị ma sát nhiều cản trở quá trình phục hồi vết thương.
Kiêng ánh nắng mặt trời
Chị em cũng cần lưu ý trước khi ra đường cần thoa kem chống nắng cho môi và che chắn cẩn thận bởi tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ khiến môi sạm màu. Khi phơi nắng quá lâu thì các bước sóng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi, gây cháy nắng vùng da này.
Xăm môi ăn gì để môi nhanh phục hồi và lên màu?
Để bảo vệ đôi môi sau xăm thêm phần xinh đẹp và căng mọng quyến rũ, chị em nên ưu tiên ăn những thực phẩm dưới đây:
- Sữa tươi: Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong sữa giúp kích thích quá trình hình thành tế bào da non giúp môi nhanh phục hồi.
- Sữa chua: Hàm lượng vitamin E, vitamin B12 cùng canxi, photpho, protein trong sữa chua giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo lồi, đồng thời giúp môi lên đúng màu ưng ý. Bên cạnh đó, sữa chua còn hỗ trợ tăng sức đề kháng, bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
- Nước dừa: Hàm lượng vitamin C và acid lauric trong nước dừa giúp môi luôn ẩm, mịn, hạn chế tình trạng môi nứt nẻ, chảy máu. Bạn có thể thay nước dừa bằng nước lọc và uống mỗi ngày để môi được cung cấp dưỡng chất kịp thời.
- Rau cải bó xôi, rau chân vịt: Nhờ có hàm lượng carotenoid nên cải bó xôi có công dụng giảm sưng viêm, chống đau nhức cho vùng da bị tổn thương.
- Bổ sung các loại nước ép trái cây như: nước ép dứa, cam, nước ép lựu… để tăng cường vitamin a, vitamin C giúp tăng sức đề kháng, ngăn chặn tình trạng thâm xỉn và giúp môi lên màu chuẩn đẹp sau phun xăm.
Một số lưu ý giúp môi lành thương sau xăm
Chăm sóc môi là yếu tố quyết định đến 30% sự thành công sau xăm. Do đó, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để môi nhanh lành thương:
- Chú ý đến vấn đề vệ sinh môi đúng cách để hạn chế viêm nhiễm. Bạn nên làm sạch môi từ 2-3 lần/ngày bằng bông tẩy trang và nước muối sinh lý, sau đó dùng miếng bông sạch để lau khô môi.
- Nếu môi sưng đau thì có thể chườm đá bằng cách bọc vào lớp vải mỏng và chườm quanh môi.
- Hạn chế ăn nước mắm, các món mặn để tránh môi phù nề, đau nhức.
- Uống đủ nước để môi được cấp ẩm kịp thời
- Thoa thuốc mỡ, vaseline hoặc son dưỡng thường xuyên theo chỉ định từ bác sĩ
- Không thực hiện thêm các biện pháp làm đẹp nào lên môi trong thời gian môi phục hồi.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc xăm môi kiêng gì đồng thời hướng dẫn chế độ ăn uống, vệ sinh môi khoa học. Thế Giới Làm Đẹp hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp chị em tích lũy cho mình được cẩm nang chăm sóc môi sau xăm để môi nhanh phục hồi.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Giải đáp: Phun xăm môi có đánh răng được không?
- Phun môi bao lâu thì được đánh son? Nên hay không dùng son?