Sơn móng tay nhiều có hại không? Hạn chế như thế nào?

Sơn móng tay nhiều có hại không? Hạn chế như thế nào?

Th 2 11/12/2023 9 phút đọc
Nội dung bài viết

Sơn móng tay là phương pháp làm đẹp được ưa chuộng hiện nay. Với bộ móng được tô điểm độc đáo, đôi tay của chị em sẽ thêm thu hút. Quả thực sơn móng tay đã trở thành một bước làm đẹp không thể thiếu đối với nhiều người. Mặt khác, cũng ó nhiều bạn e dè không biết việc sơn móng tay nhiều có hại không. Nếu đây cũng là điều bạn băn khoăn thì hãy tham khảo những thông tin từ bài viết để chăm sóc bộ móng của mình một cách hiệu quả và an toàn hơn.

Sơn móng tay nhiều có hại không?

Chắc hẳn bạn đang mong chờ những lập luận chẳng hạn như: “Việc sơn móng tay không gây hại như nhiều người nghĩ…”, nhưng thực tế có thể khiến bạn thất vọng. Khi được hỏi sơn móng tay nhiều có hại không, những chuyên gia làm đẹp đều sẽ nói là “có”.

Sơn móng tay quá nhiều gây hại cho sức khỏe
Sơn móng tay quá nhiều gây hại cho sức khỏe

Để màu sắc có thể bám được lên trên móng tay và móng chân, trong sơn móng tay chắc chắn có chứa những thành phần với khả năng “phá móng���. Những hóa chất này có thể không gây hại ngay lập tức nhưng được tích lũy dần dần khiến bộ móng yếu đi, cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Những thành phần gây hại trong sơn móng cần kể đến là:

  • Nhựa formaldehyde: Chất có khả năng gây kích ứng da dẫn đến viêm da.
  • Aceton: Loại dung môi có khả năng bay hơi. Khi hít quá nhiều aceton, con người có những triệu chứng như chóng mặt và buồn nôn.
  • Dibutyl phthalate: Các sản phẩm sơn móng tay trôi nổi trên thị trường có thể chứa ch��t này. Đây là thành phần có khả năng làm bóng nước sơn móng, nhưng mang trong mình khả năng làm rối loạn hệ nội tiết của cơ thể.
  • Toluen: Thành phần được sử dụng để làm bề mặt móng dễ bám sơn hơn. Đây là chất có thể bốc hơi và gây hại cho hệ thần kinh và hệ hô hấp. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc thường xuyên với hóa chất này sẽ bị suy giảm miễn dịch gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Long não: Thành phần được thêm vào để tăng độ bóng của sơn móng tay. Dù ít độc, long não vẫn có thể gây những triệu chứng như đau đầu và buồn nôn khi hít phải.
  • Kim loại nặng: Được dùng để tạo nên màu sắc sơn. Khi tiếp xúc nhiều với những kim loại nặng này, món sẽ xuất hiện nhưng tình trạng như giòn yếu, ố vàng, thâm móng gây mất thẩm mỹ.

Bên cạnh những thành phần trên, sơn móng tay có thể chứa những hóa chất khác có thể gây hại thần kinh và tổn thương những nội tạng như tim, gan, phổi,… Do đó, bạn không nên lạm dụng việc sơn móng tay quá thường xuyên.

Hậu quả của việc lạm dụng sơn móng tay

Như vậy, qua những thông tin trên, bạn cũng đã biết được việc sơn móng tay nhiều có hại không. Tác hại của việc lạm dụng sơn móng tay là không thể bàn cãi. Những hậu quả của việc tiếp xúc quá thường xuyên cần kể đến là:

Móng tay bị yếu đi

Điều này là chắc chắn. Việc móng tiếp xúc quá nhiều hóa chất làm nhẵn bề mặt sẽ dễ dàng bị mềm đi và dễ nứt gãy hơn rất nhiều. Không những thế, những hóa chất này cũng góp phần làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm đi đáng kể. Từ đó, tạo điều kiện cho những bệnh như nấm da, viêm da, nấm móng,… phát triển.

L���m dụng sơn móng tay khiến móng yếu đi
Lạm dụng sơn móng tay khiến móng yếu đi

Móng bị thay đổi màu sắc

Móng tay tiếp xúc với sơn quá nhiều thì việc bị thay đổi màu sắc là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, trong một số sản phẩm còn chứa các kim loại nặng có khả năng “thẩm thấu” vào móng khiến chúng bị thâm đen hoặc ố vàng. Khi gặp tình trạng này, ngay cả những sản phẩm tẩy sơn chất lượng nhất cũng không thể giúp móng trở về màu sắc nguyên thủy.

Nguy cơ đối với thai phụ

Như đã nói, sơn móng được thêm vào chất Toluen có tác dụng làm cho bề mặt móng bóng mượt. Tuy nhiên, thành phần này khi vô tình hít phải sẽ gây độc cho hệ thần kinh và hệ hô hấp. Đặc biệt, phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với hóa chất này thì cơ thể sẽ suy yếu. Từ đó, sức khỏe thai nhi bị ảnh hưởng nghiệm trọng hay thậm chí là có nguy cơ sẩy thai.

Phụ nữ mang thai không nên sơn móng tay
Phụ nữ mang thai không nên sơn móng tay

Ảnh hưởng đến nội tạng

Thậm chí, một số loại sơn móng còn chứa những chất gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể. Những bộ phận chịu ảnh hưởng có thể bao gồm tim, gan và phổi. Thậm chí, có những chất có khả năng gắn vào protein làm tăng xác suất phiên mã lỗi có thể mang lại nguy cơ ung thư cao.

Nguy cơ ung thư

Như đã nói, việc lạm dụng sơn móng tay có khả làm tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, một số sản phẩm còn có chứa sudan là một thành phần có độc tính cao. Việc sử dụng thường xuyên sơn móng tay có thể khiến chất này tích tụ khiến khối u xuất hiện ở một vài vị trí trên cơ thể.

Cách để hạn chế tác hại của sơn móng tay

Dù hiểu rõ việc sơn móng tay nhiều có hại hay không, nhiều bạn khó có thể từ bỏ việc trang trí cho bộ móng của mình. Nếu vậy thì hãy thực hiện những biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Không sơn móng tay nữa

Nghe vô lý nhưng rất thuyết phục. Nếu việc sơn móng tay gây hại sức khỏe thì cách đơn giản nhất là từ bỏ phương pháp làm đẹp này để cơ thể luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều này, đặc biệt là những bạn đam mê sơn móng tay để duy trì hình tượng bản thân.

Nếu bạn cũng lệ thuộc vào việc sơn móng tay thì chắc chắn không thể bỏ ngay được. Lúc này, cách xử lý tốt nhất là giảm dần tần suất thực hiện. Dần dần, bạn sẽ cảm thấy không cần phải sơn móng nữa mà bản thân vẫn cứ xinh đẹp.

Sơn móng tay ít thường xuyên hơn

Đương nhiên, sơn móng tay không thể nói bỏ là bỏ được. Nếu cảm thấy không thể từ bỏ việc sơn móng làm đẹp thì ít nhất bạn cũng nên giãn cách khoảng thời gian giữa các lần thực hiện. Tần suất sơn móng tay hợp lý là 1 – 2 lần/ tháng. Với số lần móng tay tiếp xúc với hóa chất ít hơn, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng giảm đi phần nào.

Sơn móng ít hơn để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe
Sơn móng ít hơn để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe

Nên hạn chế sơn móng tay nhiều nhất có thể. Đặc biệt, phụ nữ mang thai thì không nên sơn móng tay. Thay vào  đó, thai phụ nên sử dụng dầu dưỡng để giữ cho bộ m��ng của mình luôn chắc khỏe.

Ưu tiên lựa chọn sản phẩm an toàn

Trong trường hợp bạn cần sử dụng sơn móng thường xuyên, hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm không chứa những thành phần gây hại. Bạn cần dành thời gian để nghiên cứu và đọc kỹ bảng thành phần xem có chứa những chất như dibutyl phthalate, toluene, formaldehyde,… hay không. Nếu có thì hãy lựa chọn sản phẩm khác an toàn và có nguồn gốc rõ ràng hơn.

Có biện pháp bảo vệ trong quá trình thực hiện

Dù là thợ làm nail hay tự làm cho mình, bạn cũng cần phải chú ý đến các biện pháp an toàn khi thực hiện. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và người khác, bạn cần làm những điều sau:

  • Đeo găng tay để tránh việc da tiếp xúc trực tiếp với nước sơn.
  • Đeo khẩu trang để tránh hít phải những loại khí độc như hơi aceton hay toluen.
  • Sau khi sơn xong thì ngay lập tức làm sạch bộ móng.
  • Thoa dầu dừa để nuôi dưỡng bộ móng khỏe mạnh.
  • Thoa dưỡng ẩm lên da sau khi sơn để tránh tình trạng da khô dễ bị tổn thuong.

Như vậy, qua những thông tin trên thì bạn cũng đã nắm được việc sơn móng tay nhiều có hại không. Nếu muốn đảm bảo an toàn sức khỏe khi sơn móng tay, Thế Giới Làm Đẹp sẽ giúp bạn với sản phẩm từ thiên nhiên và quy trình làm đẹp hiện đại. Gọi ngay đến số: 1800 2024 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Cách chăm sóc móng chân bị bật nhanh lành ngay tại nhà

12/12/2023 11 phút đọc

Móng chân là khu vực dễ xảy ra va chạm và khiến móng bị bật. Nhiều người không biết cách xử lý có thể gây tổn... Đọc tiếp

Sơn móng tay gel giá bao nhiêu? Làm móng ở đâu đẹp?

12/12/2023 7 phút đọc

Sơn móng tay gel giúp chị em có được những bộ móng bóng bẩy, bền màu và đa dạng phong cách biến hóa. Tuy nhiên, vấn... Đọc tiếp

Cách làm móng tay nhanh dài bằng nước muối cực đơn giản hiệu quả

11/12/2023 12 phút đọc

Móng tay là một bộ phận tuy nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng đối với chị em phụ nữ. Một bộ móng dài và chắc khỏe... Đọc tiếp

Bộ dụng cụ làm nail cơ bản giá bao nhiêu? Cập nhật mới nhất

11/12/2023 11 phút đọc

Một bộ nail đẹp không những cần tay nghề của thợ làm nail hay hoa tay của bạn mà yếu tố đầu tiên các bạn cần... Đọc tiếp

Nội dung bài viết