Quy trình phục hồi mày sau phun xăm thẩm mỹ chi tiết

Quy trình phục hồi mày sau phun xăm thẩm mỹ chi tiết

Th 2 11/12/2023 9 phút đọc
Nội dung bài viết

Quy trình phục hồi mày sau phun là cả một quá trình cần thiết chứng tỏ chị em đã tiến gần hơn với điểm cuối của cuộc hành trình làm đẹp. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra như thế nào, chi tiết ra sao, đồng thời cần lưu ý những gì? Tất cả các thông tin được đề cập trong bài viết sẽ cho chị em một câu trả lời thỏa đáng nhất.

Tác nhân ảnh hưởng đến quy trình phục hồi mày sau phun

Phun xăm lông mày là hình thức làm đẹp sử dụng đầu kim phun mực siêu nhỏ tác động trực tiếp lên tầng hạ bì. Do đó, ít nhiều cũng gây nên vết thương nhỏ ngoài da và cần một khoảng thời gian để phục hồi. Một số các tác nhân ảnh hưởng đến quy trình phục hồi lông mày sau phun có thể kể đến như:

Chế độ ăn uống là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình phục hồi mày sau khi phun
Chế độ ăn uống là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình phục hồi mày sau khi phun
  • Tuổi tác: Không riêng gì các vết thương nhỏ do phun xăm lông mày, các loại vết thương khác người lớn tuổi sẽ có tốc độ hồi phục vết phun lâu hơn do lớp tế bào sừng chậm tái tạo.
  • Loại da: Đối với mỗi loại da sẽ có tính chất khác nhau và đặc biệt da dầu là loại da trơn nên mực xăm khó bám.
  • Chế độ ăn uống: Nhiều chị em sau khi đi phun xăm về không có kế hoạch kiêng cữ một số thực phẩm gây nên tình trạng vết phun ngứa rát, sưng đỏ, lâu lành.
  • Bệnh lý tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường được các chuyên gia công nhận là khó hồi phục vết thương cấp tính. Đồng thời đối với vết thương ngoài ra cũng lâu lành.
  • Hoocmon Estrogen: Đây là loại hoocmon có chức năng chữa lành các vết thương đồng thời chịu “trách nhiệm” huy động gen để tái tạo các tế bào của cơ thể.
  • Chế độ nghỉ ngơi: Các chị em phụ nữ sau khi phun mày không chịu nghỉ ngơi hợp lý. Không cân bằng được giữa công việc và việc học nên giấc ngủ không đủ chất lượng dẫn đến vết thương lâu lành.
  • Không che chắn vết phun: Vùng chân mày sau khi phun xăm vô cùng nhạy cảm và không để chịu nổi các tác nhân của môi trường xung quanh. Sau khi đi phun xăm mày nếu không chịu che chắn cẩn thận thì tia UV trong ánh mặt trời sẽ làm vết phun sưng tấy, phồng rộp.
  • Căng thẳng tinh thần: Thần kinh căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch làm chậm quá trình hồi phục của vết thương. Trường hợp trở nặng còn gây lở loét vết thương.

Chi tiết quy trình phục hồi mày sau phun

Quá trình phục hồi gồm có 3 giai đoạn quan trọng. Trong đó có một số điều chị em cần lưu ý để vết thương có thể cải thiện một cách hiệu quả nhất.

Chi tiết quy trình phục hồi mày sau phun để chị em tham khảo
Chi tiết quy trình phục hồi mày sau phun để chị em tham khảo
  • Giai đoạn 1: Hai ngày sau khi phun xăm lông mày

Sau khi phun xăm lông mày khó tránh khỏi hiện tượng lông mày sưng tấy và đỏ ửng. Đó là phản ứng bình thường của cơ thể khi chịu tác động vật lý. Nếu sau khi hết thuốc tê mà vết phun quá đau có thể nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc hỏi ý kiến của chuyên gia trong việc giảm đau một cách an toàn.

Trong quy trình phục hồi mày sau phun xăm không được dùng nước rửa mặt sau 2-3 ngày mới phun
Trong quy trình phục hồi mày sau phun xăm không được dùng nước rửa mặt sau 2-3 ngày mới phun
  • Giai đoạn 2: 3-5 sau khi phun xăm lông mày

Giai đoạn này lông mày bắt đầu có dấu hiệu bong tróc nhẹ. Đồng thời đây cũng là thời điểm mà chị em nên tích cực bôi thuốc theo toa thuốc do bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không được dùng tay để bóc các lớp vảy ra khỏi chân mày vì có thể gây chảy máu ngoài da, đồng thời để lại sẹo. Nếu các lớp vảy có bong ra, chị em cần làm mềm da bằng vaseline kết hợp dùng nhíp để gắp da chết ra ngoài.

Khi lông mày bắt đầu bong tróc chị em không được dùng tay bóc tách da
Khi lông mày bắt đầu bong tróc chị em không được dùng tay bóc tách da

Ngoài ra, ở giai đoạn này nên hạn chế hoạt động mạnh để ngăn ngừa tuyến mồ hôi hoạt động chảy vào vết phun dễ gây nhiễm trùng. Khi ra đường chị em cũng cần che chắn vùng lông mày cẩn thận để tránh sự tấn công của các yếu tố ngoài môi trường.

  • Giai đoạn 3: 1 tháng sau khi phun xăm

Sau 4 tuần thì các lớp vảy đã bong ra hoàn toàn và bắt đầu lên màu. Tuy nhiên, chị em vẫn nên đến các thẩm mỹ viện có uy tín thăm khám để bác sĩ kiểm tra mức độ hồi phục của vết phun. Nếu lông mày có xuất hiện khuyết điểm có thể có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong quá trình phục hồi mày cần lưu ý những gì?

Để lông mày lên màu chuẩn và đẹp thì những lưu ý trong quá trình phục hồi mày sau phun đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, chị em cần phải nắm một số điều cần lưu ý dưới đây để có phương pháp chăm sóc chân mày tốt nhất.

Trước khi ra đường đảm bảo che chắn cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến quy trình phục hồi mày sau phun xăm
Trước khi ra đường đảm bảo che chắn cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến quy trình phục hồi mày sau phun xăm
  • Không dùng tay để sờ hoặc dụi vết phun vì đây là hành động trực tiếp đưa vi khuẩn lên lông mày tạo điều kiện cho chúng hoạt động và làm tổn hại đến sự hồi phục của vết phun.
  • Không nên dùng tay để bóc lớp da chết bị bong mà để cho quá trình bong diễn ra một cách tự nhiên.
  • Hạn chế hoạt động thể thao mạnh tránh cho mồ hôi rơi vào vết phun gây nhiễm trùng.
  • Bôi thuốc đúng theo toa thuốc mà bác sĩ đã cung cấp. Không được tự ý mua thêm bất kỳ loại thuốc bôi hoặc uống mà không có trong toa chỉ định.
  • Không được ăn thịt đỏ vì trong đó có chứa nhiều protein sẽ góp phần vào quá trình làm lành vết thương. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra sẽ gây ngứa, hình thành nên các mô sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
  • Để tránh các tác nhân bên ngoài như: Tia UV của mặt trời, khói bụi, gió… Khi ra đường cần phải che chắn vết phun và mang đồ bảo hộ.

Mẹo chăm sóc chân mày sau phun xăm

Để quy trình phục hồi mày sau phun đúng thời gian khuyến cáo thì chị em phải học cách chăm sóc. Khi chăm sóc đúng cách không những làm cho lông mày lên màu chuẩn tone mà còn rút ngắn thời gian vết phun hồi phục.

Rau muống, thịt bò, nếp… chính là kẻ thù chung của vết thương ngoài da
Rau muống, thịt bò, nếp… chính là kẻ thù chung của vết thương ngoài da
  • Hai ngày đầu không nên để vết phun tiếp xúc với nước. Nếu chị em muốn vệ sinh vết thương thì có thể dùng dung dịch muối sinh lý NaCl (9%) để sát khuẩn.
  • Không make up nhất là vùng mắt và lông mày. Vì các vi khuẩn ẩn trong cọ trang điểm chính là yếu tố làm cho lông mày mới phun xăm bị nhiễm khuẩn.
  • Không dùng sữa rửa mặt để tránh gây tổn thương vết phun và trôi màu phun.
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh để cung cấp vitamin cùng với chất xơ cho cơ thể. Đồng thời bổ sung vitamin từ trái cây như: Chuối, táo, cam… Bên cạnh đó, uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đủ độ ẩm trong tế bào phục vụ cho quá trình hồi phục.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa màu đậm như: Mắm, nước tương… vì nó gây ảnh hưởng đến quá trình lên màu.
  • Không ăn các loại thực phẩm cản trở quá trình phục hồi máy sau phun như: Thịt bò, nếp, rau muống… Các loại thực phẩm này tạo thành sẹo lồi đối với các vết thương hở miệng.

Bài viết trên vừa tổng hợp cho chị bộ quy trình phục hồi mày sau phun. Hy vọng với lượng thông tin được cung cấp chị em biết cách chăm sóc lông mày cùng với học thuộc các điểm cần lưu ý trong quá trình lông mày phục hồi.

Thế Giới Làm Đẹp mong chị em phụ nữ ai cũng sở hữu cho riêng mình một dáng mày chuẩn cùng với màu sắc như ý.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Phun mí eyeliner mở rộng tròng mắt tự nhiên

12/12/2023 10 phút đọc

Sở hữu đôi mắt to sâu và đẹp tự nhiên tên là mong muốn của rất nhiều chị em phụ nữ, tuy nhiên điều này sẽ... Đọc tiếp

Phun môi xí muội là gì? Bảng màu và giá phun môi xí muội

12/12/2023 7 phút đọc

Kỹ thuật phun môi xí muội được chị em yêu cầu khá nhiều tại các spa phun xăm. Kiểu phun môi này rất trẻ trung, thời... Đọc tiếp

Feedback phun môi sau khi thực hiện tại Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn

12/12/2023 10 phút đọc

Trước khi quyết định làm đẹp môi bằng phương pháp phun xăm, hầu hết các chị em đều muốn xem feedback phun môi để lựa chọn... Đọc tiếp

Sau khi xăm môi có ăn được thịt dê không? Tại sao?

11/12/2023 12 phút đọc

Thịt dê có lẽ là món ăn “hảo hạng” được nhiều người rỉ tai nhau nên dùng để tăng cường sức khỏe, tráng dương, chữa bách... Đọc tiếp

Nội dung bài viết