Ngày giỗ tổ nghề phun xăm – Cần làm gì vào ngày giỗ phun xăm
Th 2 11/12/2023
9 phút đọc
Nội dung bài
viết
Với những người làm nghề phun xăm thẩm mỹ, giỗ tổ nghề là một nghi thức vô cùng quan trọng. Đây là nghi lễ góp phần bổ trợ cho họ về mặt tâm linh và gửi gắm mong ước vào một năm làm việc hanh thông, thuận lợi. Nếu chưa biết thì cùng Kiến Thức Phun Xăm tìm hiểu ngày đặc biệt này cùng với những nghi thức cúng giỗ tổ nghề trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày giỗ tổ nghề phun xăm chính xác là ngày nào?
Ngày 22 tháng 3 âm lịch hàng năm được xem là ngày giỗ tổ nghề phun xăm thẩm mỹ. Trong ngày này, những người đang làm nghề sẽ dâng cơm cúng dường nhớ những người có công khởi xướng và phát triển nghề phun xăm. Đồng thời, qua buổi lễ để cầu mong một năm làm việc thuận lợi và khởi sắc.
Ý nghĩa của ngày giỗ tổ ngành phun xăm thẩm mỹ
Ngày giỗ tổ mang tới nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh cho những ai đang theo nghề phun xăm thẩm mỹ trên khắp cả nước:
- Đây là một dịp quan trọng để những người làm nghề phun xăm nhớ đến công lao của những người đi trước.
- Thông qua việc dâng lễ, những người đang làm phun xăm có thể mong cầu tổ nghề phù hộ mang tới may mắn và giúp công việc hanh thông, thuận lợi.
- Ngày giỗ tổ phun xăm cũng là dịp để những người trong nghề tụ họp và chia sẻ những câu chuyện trong nghề.
Cúng tổ nghề phun xăm nên chuẩn bị gì?
Để chuẩn bị chu đáo nhất cho ngày giỗ tổ nghề phun xăm, bạn cần chuẩn bị một mâm cúng thịnh soạn với những phần cần thiết. Trong mâm sẽ là sự kết hợp của cả món chay và món mặn, cùng một mâm ngũ quả trang trọng. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị vàng mã và hương/nhang để lễ cúng được diễn ra đầy đủ nhất.
Mâm cúng tổ nghề phun xăm cần có những gì?
Để mâm cúng tổ nghề đầy đủ và thịnh soạn nhất, bạn cần sắm những thành phần sau đây:
Mâm ngũ quả: Các loại trái cây trong mâm ngũ quả thường không có quy định bắt buộc mà tùy thuộc vào văn hóa của mỗi vùng miền. Một mâm ngũ quả cúng ngày giỗ tổ nghề phun xăm thường có các loại quả sau:
- Đu đủ: Quả đu đủ trong mâm ngũ quả thường mang ý niệm về sự đủ đầy, mong muốn mang tới tiền bạc dư giả cho người làm nghề.
- Mãng cầu: Đây là loại quả với ý tượng trưng cho sự cầu được ước thấy. Nhiều người tin rằng với loại quả này, mọi ước muốn và mong cầu của họ sẽ được lắng nghe và trở thành sự thật.
- Phật thủ: Loại quả này thường phổ biến hơn trong mâm ngũ quả của người miền Bắc. Với dáng hình tựa như một bàn tay của đức Phật, quả phật thủ mang tới ý nghĩa bao bọc, chở che và bảo vệ trước những trắc trở trong công việc.
Nhang, đèn, nến: Nhang, đèn và nến là những thành phần không thể thiếu trong bất kỳ một mâm cúng nào trong ngày giỗ tổ nghề phun xăm của người Việt. Ánh sáng cùng với hương trầm mang tới sự trang trọng và cung kính, giúp hình thức của mâm cỗ thêm chỉn chu hơn.
Xôi cúng, gà luộc, thịt lợn: Đây là ba món chính cần có để tạo thành một mâm cỗ cúng tổ nghề. Các món ăn cần được bày trí đẹp mắt và chế biến với sự tỉ mỉ nhằm thể hiện sự thành kính của người thực hiện qua mâm cỗ. Gà luộc nguyên con và thịt lơn cần đặt ở vị trí trung tâm của mâm cúng.
Rượu: Để mâm cúng được hoàn thành không thể thiếu những ly rượu. Bạn cần chuẩn bị ít nhất 3 ly rượu để đặt trên bàn thờ xuyên suốt lễ cúng tổ nghề và tiến hành rót rượu nhiều lần trong suốt lễ cúng.
Hoa: Một mâm cúng trọn vẹn không thể thiếu đi một bình hoa cúng ở bên cạnh. Các loại hoa như hoa cúc, hoa ly, hoa rơn, hoa đồng tiền… sẽ rất phù hợp để bạn cắm bình và đặt lên mâm giỗ.
Muối hạt, gạo và trầu cau: Tùy vào văn hóa vùng miền mà 3 thành phần này có thể có sự khác biệt và thay thế. Tuy nhiên đây là 3 thứ phổ biến không thể thiếu trong nghi lễ khấn giỗ tổ nghề.
Bày mâm cúng tổ nghề như thế nào?
Để mâm cúng được bày trí đẹp mắt, bạn cần chú ý những nguyên tắc sắp xếp như sau:
- Các món mặn như thịt gà, thịt lợn… sẽ được bày phía trong cùng như phần quan trọng nhất, sau đó mới tới xôi cùng các món phụ.
- Ly rượu, chén đũa, muối, gạo… sẽ sắp xếp vị trí ngoài cùng.
- Hoa và nến thường sẽ sắp xếp tại vị trí hai bên bàn thờ.
Văn khấn giỗ tổ nghề phun xăm
Đọc văn khấn là phần thiêng liêng nhất trong khi cúng giỗ tổ nghề. Trong bài khấn, người làm nghề phun xăm sẽ nói lên ước nguyện của mình và cầu mong các vị tổ nghề có thể thành toại lời thỉnh cầu của họ. Lời khấn thường chủ yếu là lời mong cầu dư giả tiền bạc, làm việc thuận lợi, spa đông khách…. Hết bài khấn, người làm cúng giỗ cần lạy 3 lần rồi thắp nén hương bày tỏ lòng thành kính.
Quy trình thực hiện cúng tổ nghề phun xăm thẩm mỹ
Quá trình cúng giỗ tổ nghề phun xăm sẽ trải qua 5 bước chính:
- Bước 1: Vệ sinh lau dọn sạch sẽ bàn thờ bằng khăn và chổi sạch. Sau đó, hãy tiến hành bày biện các món ăn cùng lễ vật lần lượt theo nguyên tắc lên ban thờ.
- Bước 2: Người dẫn đầu, thường là chủ tiệm phun xăm hoặc một người đứng tuổi có kinh nghiệm sẽ đại diện thắp hương và đọc văn khấn. Xuyên suốt nghi lễ, người này cần ăn mặc chỉn chu, thái độ nghiêm túc và cung kính nhất. Sau khi khấn xong, người đại diện sẽ hướng dẫn cho những người phía sau thực hiện thắp hương lần lượt.
- Bước 3: Sau 3 hồi nhang, mọi người sẽ tiến hành lấy vàng mã để hóa vàng, đồng thời rắc muối gạo ra phía xung quanh.
Lưu ý khi lập bàn giỗ tổ nghề phun xăm thẩm mỹ
Tùy theo văn hóa cúng giỗ từng vùng miền mà cách lập bàn giỗ tổ nghề cũng sẽ có những sự khác biệt. Tuy nhiên, theo văn hóa chung, những người đang làm nghề phun xăm thẩm mỹ khi lập bàn giỗ tổ cần chú ý tới những điểm sau:
- Lập bàn thờ tại vị trí trang trọng nhất. Ban thờ có thể được lập tại nhà hoặc tại tiệm để dễ thực hiện cúng bái trong ngày giỗ tổ hoặc những ngày rằm, mùng 1 hàng tháng.
- Vị trí bàn thờ cần hợp phong thủy để mang lại may mắn và hanh thông.
- Không lập bàn thờ ở vị trí vướng lối đi lại hoặc hướng vào những nơi không phù hợp.
- Ban thờ cần được dọn dẹp gọn gàng bởi khăn lau và bày biện theo quy tắc.
- Trong quá trình cúng giỗ cần chú ý không làm rơi vỡ các đồ vật trên bàn giỗ.
Vậy là bạn vừa tìm hiểu ngày giỗ tổ nghề phun xăm là ngày bao nhiêu rồi đó! Thế Giới Làm Đẹp hy vọng với những kiến thức trên đây, bạn có thể bày biện được một mâm giỗ thịnh soạn và cung kính nhất tưởng nhớ tổ nghề phun xăm.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề: