Lấy khóe móng chân bị sưng mủ do đâu và làm sao?
Th 2 11/12/2023
12 phút đọc
Nội dung bài
viết
Lấy khóe móng chân là cách vệ sinh móng sạch sẽ, ngăn vi khuẩn, bụi bặm tích tụ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe móng về lâu dài. Tuy nhiên, có không ít trường hợp sau khi lấy khóe móng chân bị sưng mủ. Nếu bị sưng khóe chân bôi thuốc gì tốt nhất? Cách lấy khóe như thế nào an toàn? Tất cả sẽ được Thế Giới Làm Đẹp giải đáp dưới đây.
Nguyên nhân khiến cách lấy khóe móng chân bị sưng mủ
Nhu cầu làm đẹp móng tay, móng chân của chị em ngày càng được quan tâm. Một trong những bước đầu tiên trong quy trình làm nail đó là lấy khóe móng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm tự lấy khóe móng tại nhà. Hậu quả có rất nhiều trường hợp sau khi lấy khóe móng chân bị sưng mủ. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất đó là ngón chân cái bị sưng đau mưng mủ, thậm chí nhiễm trùng nặng.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến chân bị sưng mủ sau khi lấy khóe móng tại nhà:
- Thực hiện lấy khóe móng bằng dụng cụ không được vệ sinh, tiệt trùng kỹ lưỡng khiến cho vi khuẩn xâm nhập và sưng mủ sau khi thực hiện.
- Thao tác lấy khóe mạnh tay và tác động sâu vào lớn tế bào bên trong khóe móng, gây mưng mủ, đau nhức.
- Do lấy quá nhiều phần da ở phần khóe móng và ngay cả phần thịt móng cũng bị phạm phải khiến dịch mủ tiết ra gây đau nhức và sưng tấy.
Những tác dụng của việc lấy khóe móng quá nhiều
Đồng ý việc lấy khóe móng chân thường xuyên là cần thiết để giữ vệ sinh cho móng luôn sạch sẽ, tránh nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên, việc lấy khóe móng chân quá nhiều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của móng nói riêng và của cơ thể nói chung.
Nếu lấy khóe móng quá nhiều có thể gặp phải những hậu quả như sau:
- Không chỉ gây sưng mủ, đau nhức mà còn có thể ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe khác như: Nhiễm trùng nặng, chảy máu, chảy mủ liên tục…
- Lấy khóe móng chân quá nhiều khiến móng mọc lên bị quặp, lệch đâm vào thịt và biến dạng phần móng.
- Việc lấy khóe móng nhiều và cắt móng sát vào chân còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây trầy xước da, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Chính vì vậy, trước khi có ý định làm đẹp cho bộ móng bằng cách lấy khóe móng chân, bạn hãy cân nhắc thực hiện đúng cách và áp dụng với số lần phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của móng, tránh được những nguy cơ nhiễm trùng không đáng có.
Có nên lấy khóe móng chân thường xuyên không?
Đối với thắc mắc có nên lấy khóe móng chân thường xuyên không thì câu trả lời là không. Bởi thực chất việc tỉa viền móng và lấy khóe không quá cần thiết, cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tùy vào sở thích và thói quen mỗi người mà có thể quyết định thời gian lấy khóe phù hợp.
Tuy nhiên, đối với chị em luôn quan tâm đến cái đẹp thì việc lấy khóe chân rất cần thiết để có được đôi bàn chân đẹp và thu hút cho mình. Nhưng để tránh được rủi ro không mong muốn ảnh hưởng bạn nên ưu tiên lựa chọn cơ sở có tay nghề và không nên để vết lấy móng trở nên sâu, rộng theo thời gian. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được tác động sâu vào trong gốc móng chân.
Nếu thường xuyên lấy khóe móng chân sẽ khiến cho phần viên trở nên sâu và dễ ảnh hưởng đến cấu tạo, sức khỏe của móng. Đối với trường hợp tay nghề lấy khóe kém và dụng cụ không đảm bảo vệ sinh còn dễ làm cho vết thương hở sau lấy khóe bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Sau đó, móng chân dễ xuất hiện mưng mủ và dịch vàng chảy ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách trị sưng khóe chân tại nhà hiệu quả nhất
Khi làm móng chân bị sưng phải làm sao? Gặp phải tình trạng lấy khóe móng chân bị sưng mủ, bạn hãy xem xét trường hợp của mình là nặng hay nhẹ, từ đó có được phương pháp khắc phục phù hợp nhất. Tham khảo một số gợi ý dưới đây để biết cách xử lý móng bị sưng mủ sau lấy khóe.
Trường hợp bị sưng mủ nhẹ
Những trường hợp bị mưng mủ ở mức độ vừa phải bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách khắc phục tại nhà. Bạn có thể áp dụng một số bước dưới đây để cải thiện tình trạng sưng mủ móng chân nhanh chóng nhất:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần vệ sinh tay và làm sạch móng chân bị sưng mủ cẩn thận.
- Bước 2: Cho chân ngâm trong nước ấm 40 độ trong khoảng 30 phút để móng và da mềm ra.
- Bước 3: Dùng khăn mềm lau khô toàn bộ ngón chân và nhẹ nhàng massage vùng da xung quanh móng chân nhằm cải thiện sự tuần hoàn máu, giúp giảm đau và vết thương nhanh hồi phục hơn.
- Bước 4: Dùng tay nhẹ nhàng nhấc mép móng chân bị sưng lên và chèn vào ít bông gòn để móng không ăn vào da gây đau nhức.
- Bước 5: Sử dụng dũa móng, que đẩy biểu bì đã được khử trùng sạch sẽ loại bỏ tế bào chết, tế bào bị hư tổn trên da.
- Bước 6: Sau khi lâu khô móng thì thoa thêm thuốc mỡ để vết thương mau khô và hồi phục.
Nếu bạn áp dụng đúng chỉ dẫn như bài viết đã chia sẻ ở trên thì mủ ở khóe móng sẽ dần hết sau khoảng vài ngày và hết hẳn sau 1 tuần. Sau khoảng 1 tuần nếu vẫn còn đau nhức hoặc mưng mủ thì bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được xác định nguyên nhân và xử lý.
Trường hợp khóe móng bị sưng mủ nặng
Đa số khi gặp phải trường hợp sau lấy khóe móng chân bị sưng mủ đều có thể xử lý nhanh chóng tại nhà. Tuy nhiên, có một số trường hợp nặng thì bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời nhất.
Một số biểu hiện móng chân bị sưng mủ nặng cần gặp bác sĩ ngay lập tức như:
- Cảm giác đau nhức dữ dội ở ngón chân.
- Có kèm thêm các dấu hiệu sưng đỏ, mủ lây lan qua phần móng chân.
- Không chỉ đau mà còn xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.
- Những người có tiền sử bệnh mãn tính, tiểu đường khi gặp trường hợp khóe móng bị sưng mủ.
- Người đã áp dụng cách khắc phục tại nhà sau 1 tuần mà không thuyên giảm.
Sưng khóe móng chân bôi thuốc gì?
Khi xuất hiện tình trạng sưng khóe móng chân và mưng mủ bạn có thể lựa chọn các loại thuốc mỡ bôi ngoài da kháng sinh như Polysporin. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa việc vi khuẩn, bụi bặm xâm nhập khiết vết thương trở nên sưng tấy trầm trọng. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm các dấu hiệu sưng, nhức, hoặc các biến chứng khác.
Sau quá trình lấy khóe móng chân bạn có thể sử dụng một chút oxy già để khử trùng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Hoặc đối với những chị em có sẵn thuốc Maika chống viêm sưng khóe hãy nhỏ một lượng vừa đủ vào vùng khóe. Điều này sẽ hạn chế dấu hiệu chuyển biến xấu tại vết thương và giúp bạn giữ được ngón chân đẹp, khỏe mạnh sau khi vệ sinh.
Đối với những chị em có phần khóe sưng to và đau đớn, kèm theo dấu hiệu sốt cao cần đến bác sĩ thăm khám để can thiệp kịp thời nhất. Vì đây là một trong những biến chứng nặng có thể gây hoại tử móng chân nếu không được can thiệp kịp thời bởi bác sĩ chuyên môn. Tùy vào tình trạng và mức độ biểu hiện của vùng sinh khỏe móng, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn đưa ra loại thuốc phù hợp.
Hướng dẫn cách lấy khóe móng chân chuẩn nhất
Do đặc trưng của bàn chân thường xuyên tiếp xúc với đất, bụi bẩn, vi khuẩn hằng ngày nên cần thường xuyên lấy khóe và vệ sinh móng định kỳ. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng cách để tránh trường hợp sau khi lấy khóe móng chân bị sưng mủ và đảm bảo an toàn nhất.
- Bước 1: Bạn cần ngâm toàn bộ bàn chân trong thau nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn còn trú ngụ ở trên bàn chân, trong kẽ móng. Đồng thời, đây cũng là cách làm mềm da vùng móng, giúp thao tác cắt và lấy khóe nhanh chóng hơn.
- Bước 2: Khử trùng toàn bộ các dụng cụ cắt tỉa móng như, bấm móng, kềm, nhíp, que đẩy biểu bì và các dụng cụ khác bằng cồn hoặc oxy già và để khô.
- Bước 3: Dùng kìm cắt khóe móng nhẹ nhàng, không nên cắt quá sâu và quá sát phần thịt để tránh nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng.
- Bước 4: Sau khi cắt móng và lấy khóe xong thì bạn làm sạch lại chân cùng nước ấm thêm một lần nữa.
- Bước 5: Sau khi lấy khóe móng bạn nên rửa sạch chân hằng ngày bằng xà phòng, mang giày dép vừa chân để móng không bị mọc lệch. Đồng thời, không nên đi chân đất và giữ chân luôn sạch sẽ, khô ráo.
Ngoài ra, đối với những trường hợp có phần khóe móng quá sâu, móng bị mọc lệch… bạn khó có thể tự mình xử lý lấy khóe tại nhà an toàn. Những trường hợp này nên gặp bác sĩ hoặc đến các salon làm móng uy tín để được lấy khóe và làm sạch móng đúng cách.
Trên đây là những thông tin mà Thế Giới Làm Đẹp giải đáp tất tần tật về hiện tượng lấy khóe móng chân bị sưng mủ và cách khắc phục hiệu quả nhất. Hy vọng bạn sẽ xử lý đúng cách để nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Nếu có thắc mắc về các dịch vụ làm móng, chăm sóc móng, hãy liên hệ qua hotline 1800 2024 để được các chuyên gia giải đáp chi tiết nhất.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Cách chăm sóc móng chân bị bật nhanh lành ngay tại nhà
- Bầu có được sơn móng chân không? Cách sơn móng cho mẹ bầu